a. Ngành hàng tiêu dùng là gì
Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG - Fast Moving Consumer Goods) là ngành công nghiệp cung cấp toàn bộ các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống của con người. Thông thường, số lượng sản xuất sản phẩm tại các công ty FMCG rất lớn được người tiêu dùng sử dụng thường xuyên. Chi phí sản xuất và lợi nhuận trên từng sản phẩm thường thấp. Thời hạn sử dụng các sản phẩm thường thấp nhưng chúng được tiêu thụ rất nhanh do khách hàng có nhu cầu mua lại hàng cao.
Điều này có nghĩa là các công ty hàng tiêu dùng nhanh dựa chủ yếu vào lợi nhuận trên cơ sở số lượng lớn hàng hóa bán ra. Số lượng hàng bán ra càng nhiều và càng nhanh thì lợi nhuận càng nhiều.
b. Mức tăng trưởng của thị trường ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam
Hiện nay, các quốc gia có nền kinh tế mới nổi tại Châu Á đang tăng trưởng gấp 3 lần so với các nước phát triển, trong đó có cả Việt Nam. Tình hình chính trị ổn định cùng với sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu khiến Việt Nam trở thành một môi trường kinh doanh hấp dẫn.
Sở hữu cơ cấu dân số nằm trong nhóm trẻ nhất thế giới, với 56% dân số dưới 30 tuổi (theo Nielsen), tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi và đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020. Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020 được dự báo sẽ thuộc loại cao nhất trong khu vực ASEAN, đạt 8%, cao hơn cả Indonesia và Malaysia 5%, và Philippines, Thái Lan và Singapore cùng là 4%.
Nhiều báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường quốc tế có chung nhận định, Việt Nam nổi lên như một thị trường hàng tiêu dùng đầy hứa hẹn.
Tại Việt Nam, vì nền kinh tế đang phát triển không ngừng và ngày càng có nhiều công nghệ mới được ứng dụng nên những thay đổi ở người tiêu dùng ngày một nhanh hơn, mang đến cả những thách thức và cơ hội mới.
Hiện nay, kênh thương mại truyền thống (traditional trade) vẫn chiếm ưu thế trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) với tỉ lệ chi tiêu lớn nhất. Nhưng gần đây, chúng tôi ghi nhận có sự tăng trưởng của kênh thương mại hiện đại (modern trade) trong lĩnh vực bán lẻ, với các hình thức mới như: cửa hàng bán lẻ, cửa hàng chuyên biệt hay cửa hàng trực tuyến.
Ba hình thức bán lẻ này góp phần lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng giá trị trong năm 2019: 66% tăng trưởng giá trị của FMCG đến từ 3 loại hình cửa hàng này.
c. Nhận định của chuyên gia
Nhận định về những lĩnh vực kinh doanh sẽ lên ngôi trong năm 2020, ông Nguyễn Đức Hùng Linh – Chuyên gia kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Nghiên cứu – Phát triển, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư của SSI cho biết, đầu tiên phải nhắc tới đó là ngành hàng tiêu dùng. Thị trường 100 triệu dân của Việt Nam đang là thị trường vô cùng hấp dẫn và những nhà đầu tư Thái Lan đang tận dụng cơ hội đầu tư.
Do vậy, ông Linh nhấn mạnh, những ngành tận dụng được thị trường 100 triệu dân của Việt Nam sẽ “lên ngôi” trong thời gian tới.
2. Những khó khăn và thách thức cho ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam
Tiềm năng có, tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời điểm này, doanh nghiệp cần chú trọng đổi mới sản phẩm để bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng đến sự tiện lợi, chất lượng, thành phần, độ an toàn thực phẩm. DN nào bắt kịp sự thay đổi mạnh mẽ này thì chắc chắn sẽ chiến thắng.
Có các xu hướng tiêu dùng được xem là sẽ chi phối thị trường bán lẻ và tiêu dùng Việt Nam trong tương lai mà các nhà bán lẻ không thể bỏ qua.
Xu hướng thứ nhất là nhu cầu cho thực phẩm lành mạnh. Nhờ nhu cầu thu nhập tăng lên liên tục trong vòng 30 năm trở lại đây (đạt gần 2.300 USD/người/năm), người tiêu dùng Việt Nam hiện không còn hài lòng với nhu cầu tối thiểu nữa, mà còn đòi hỏi chất lượng cuộc sống cao hơn. Điều này đã dẫn đến xu hướng cao cấp hóa trong thời gian gần đây, được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau: người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho trải nghiệm mua sắm và chất lượng phục vụ khách tốt hơn, sẵn sàng mua các sản phẩm tốt cho sức khỏa với các nguyên liệu tự nhiên hoặc hữu cơ, có chức năng tốt hơn, hoặc các thương hiệu có uy tín hơn.
Giá cả đã không còn là yếu tố chính tác động đến quyết định mua hàng, và cũng không còn là định nghĩa của sản phẩm cao cấp. Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ và định vị thương hiệu phù hợp với xu hướng này rõ ràng đang có kết quả rất tích cực. Điều này được phản ánh qua việc các sản phẩm sữa uống hữu cơ cao cấp của Vinamilk được đón nhận tích cực và phần nào lý giải lý do các doanh nghiệp sản xuất xuất sữa như Vinamilk và Vinasoy liên tục đạt kết quả cao. Đây là thành quả cho việc đầu tư trang thiết bị sản xuất công nghệ cao để khai thác được nguồn nguyên liệu chất lượng.
Tiếp đến là xu hướng giảm thải rác nhựa và bảo vệ môi trường Nguồn rác thải từ sản phẩm của các doanh nghiệp này như sữa hộp, lon nước ngọt, chai nhựa… góp một phần không nhỏ vào gánh nặng rác thải đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Trong đó, mối nguy hại lớn nhất chính là rác thải nhựa, chiếm gần 40% trong tổng số rác thải bao bì hiện nay. 9 ông lớn ngành hàng tiêu dùng (bao gồm: Coca Cola Việt Nam, Friesland Campina Việt Nam, Lavie, Nestle, Nutifood, Suntory-PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak, TH Group và URC Việt Nam.) đã tuyên bố “Đến năm 2030, chúng tôi sẽ tái chế toàn bộ bao bì sản phẩm bán ra thị trường”. Để làm được điều này thì cần rất nhiều giải pháp và 1 trong số đó là tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất.
Cuối cùng là sự phân cực trong giá cả. Nhiều chuyên gia nhìn nhận, người tiêu dùng cho dù có xu hướng mua các hàng hóa ngày càng cao cấp hơn song khuynh hướng mua song song các phân khúc giá khác nhau tùy các ngành hàng vẫn tồn tại. Cơ hội từ thị trường rất to lớn, nhưng các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh cũng đứng trước nhiều sức ép, đó là nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và áp lực cạnh tranh khi ngày càng có thêm nhiều đối thủ tham gia “sân chơi” này. Giải bài toán chất lượng và giá cả, lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng là câu chuyện đau đầu với nhiều doanh nghiệp. Đối với các nhà sản xuất lớn, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sản phẩm có thể được đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất trong một phút mà không có 1 lỗi nào là một yếu tố quyết định trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Bằng cách tích hợp các công nghệ mới nhất, các công ty tạo ra các quy trình sản xuất hiệu quả hơn, cắt giảm nhiều chi phí và gia tăng vận tốc lưu thông hàng hóa.
Ngoài ra, các công ty hàng tiêu dùng nhanh còn chịu ảnh hưởng từ các kênh phân phối của họ. Thông thường các công ty hàng tiêu dùng nhanh lớn không trực tiếp bán hàng cho người dùng mà sử dụng một mạng lưới các nhà bán lẻ để cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Như vậy, sẽ có rất nhiều dịch vụ cung ứng nhằm vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, từ nhà phân phối đến nhà bán lẻ cho khách hàng. Hoạt động của chuỗi cung ứng là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại, là nhân tố chính thúc đẩy thành công của các doanh nghiệp FMCG. Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rủi ro nếu chuỗi cung ứng vận hành kém hiệu quả. Trong thời đại cách mạng kỹ thuật số, nơi Trí tuệ nhân tạo và Học máy được ứng dụng, việc gia tăng hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng trở nên khả thi và vô cùng thiết yếu để giảm thiểu sai lầm cũng như nâng cao giá trị được tạo ra.
3. Vai trò của New Ocean
Tương lai thuộc về những thương hiệu FMCG dũng cảm
Các thương hiệu FMCG cần có những bước đi táo bạo để có thể phát triển. Có rất nhiều lựa chọn và cơ hội ngoài kia, nhưng để tìm được lựa chọn phù hợp cho mình, họ cần tự thay đổi bản thân trước khi bị ép phải thay đổi theo thị trường hoặc đối thủ. Cuộc chiến giữa các thương hiệu FMCG rất khốc liệt và chắn chắc không có chỗ đứng cho những kẻ nhút nhát. Và chỉ khi thương hiệu đủ can đảm để thay đổi thì mới có thể tạo nên tương lai của mình. New Ocean sẽ là một người đồng hành hoàn hảo cho việc tiệp cận với các dây chuyền sản xuất tự động hóa. Là đối tác lâu năm với nhiều ông lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, New Ocean luôn nắm được các khó khăn của khách hàng khi phải đối mặt các thách thức lớn từ khâu sản xuất, quản lý chất lượng đến khâu kiểm soát hàng hoá và phân phối. Chúng tôi luôn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tự động hóa phù hợp nhất cho các nhà máy với ứng dụng hiệu quả và chi phí tối ưu nhất:
Về tự động hóa sản xuất, ở thời điểm hiện tại, ngành tiêu dùng nhanh trong nước đang có những công nghệ sản xuất chưa thật sự đạt mức độ tự động hóa cao. Thiết bị chủ yếu là các máy móc, dây chuyền, hệ thống cũ được tái sử dụng với mức độ tự động hóa nằm ở mức 2 trong 4 bậc của tự động hóa.
a. Các giải pháp Automation: Với các hệ thống tích hợp Automation giúp cải thiện an toàn sản phẩm bằng cách giảm thiểu rủi ro ô nhiễm do tiếp xúc với con người; tăng năng suất; giám sát chất lương sản phẩm chặt chẽ; số hóa quy trình; giảm thiểu việc ghi chép thủ công; tự động report & thu thập dữ liệu xây dựng hồ sơ lô; mẻ:
SCADA and Control Systems - Hệ thống điều khiển và giám sát
Giải pháp Robot gắp – thả tự động (Robotic Pick and Place)
Giải pháp thống kê hiệu suất máy tự động (MES)
Giải pháp Historian - lưu trữ và truy vấn lượng dữ liệu khổng lồ cho nhà máy, trích xuất báo cáo theo thời gian thực
Giải pháp Quản lý cân chia Nguyên vât liệu Pre-weight
Giải pháp điều khiển & giám sát theo Lô Mẻ (Batching Systems)
Giải pháp thu thập thông tin thiết bị phân tích; thí nghiệm
E-Troubleshooting: Quản lý các sự cố của nhà máy, truy dấu và theo dõi tình trạng các sự cố
Giải pháp thiết bị an toàn cho nhà máy
Giải pháp làm việc an toàn cùng Robot
b. Hệ thống Vision kiểm tra ngoại quan của sản phẩm- Vision Inspection Systems khi sản xuất trên dây chuyền với tốc độ cao:
c. Các giải pháp về phần mềm:
4. Một số dự án nổi bật mà New Ocean đã triển khai và thực hiện cho các nhà máy sản xuất ngành FMCG:
Amway Việt Nam:
P & G:
Unilever
5. Các ưu điểm và hạn chế chung của các giải pháp New Ocean cung cấp:
a. Ưu điểm:
Tiết kiệm nhân công: Khi áp dụng máy móc tự động hóa vào sản xuất, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân công đang thao tác tại vị trí đó, dẫn đến tối ưu chi phí và tính giảm quản lý.
Tiết kiệm thời gian: Hoạt động liên tục, thời gian dừng máy sẽ rất hạn chế, chính vì điều đó, khi thay thế bằng hệ thống tự động hóa sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất cộng việc, tăng năng suất và ổn định chất lượng.
Giúp cải thiện an toàn sản phẩm bằng cách giảm thiểu rủi ro ô nhiễm do tiếp xúc với con người; tăng năng suất; giám sát chất lương sản phẩm chặt chẽ; số hóa quy trình; giảm thiểu việc ghi chép thủ công; tự động report & thu thập dữ liệu xây dựng hồ sơ lô; mẻ
Nâng cao chất lượng: áp dụng các thiết bị và giải pháp tự động hóa luôn đảm bảo vận hành ổn định, đem lại chất lượng cao cho sản phẩm.
Chuyên nghiệp và hiện đại trong sản xuất. Được các đối tác đánh giá cao và tin tưởng hợp tác.
Hỗ trợ tăng năng suất sản xuất và an toàn cho các quá trình sản xuất.
Việc tích hợp hoàn toàn và kết nối mạng hệ thống sản xuất cho phép tối ưu hóa mọi khía cạnh trong dây chuyền sản xuất. (Chất lượng, Đánh giá thiết bị, quản lý chuỗi cung ứng, và tính thực thi của quá trình sản xuất).
b. Hạn chế:
Tùy vào quy mô và hệ thống sản xuất của nhà máy sẽ gặp hạn chế về chi phí để sử dụng các hệ thống tự động. Do chi phí dành cho các hệ thống tích hợp dành cho giải pháp còn cao.
Việc tiến hành lắp đặt cũng như áp dụng các giải pháp cho nhà máy vừa phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định.
6. Các Khách hàng ngành hàng tiêu dùng – FMCG lớn của New Ocean:
Proctor & Gamble
Unilever Việt Nam
Amway
Kimberly Clark