1900 0224 New Ocean
CÔNG NGHIỆP NHỰA
CÔNG NGHIỆP NHỰA

  1. Cái nhìn chung về ngành? Phát triển ntn? Có gì mới/ nổi bật?

a. Ngành công nghiệp nhựa là gì?

Ngành nhựa Việt Nam là một trong các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh so với nền kinh tế nói chung. Trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, ngành nhựa Việt Nam tăng trưởng trung bình 11,6% một năm nhanh hơn so với mức tăng trưởng 3,9% của ngành nhựa thế giới và nhanh hơn so với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,2% của Việt Nam trong cùng giai đoạn. Các sản phẩm đầu ra của ngành nhựa Việt Nam được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau từ tiêu dùng, thương mại cho đến xây dựng, lắp ráp và được phân chia làm bốn mảng chính là các sản phẩm nhựa bao bì, nhựa dân dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật.

Nhu cầu nguyên liệu nhựa của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 6,6% một năm giai đoạn 2017 – 2022. Theo dự báo của S&P Global Platts, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa nguyên sinh của Việt Nam được dự báo ở mức 8,1 triệu tấn vào năm 2022. Hiện tại chỉ số tiêu thụ nguyên liệu nhựa bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cùng với đó là tăng trưởng xây dựng dân dụng cũng như xây dựng hạ tầng là động lực tăng trưởng cầu nguyên liệu nhựa của ngành nhựa Việt

2. Triển vọng phát triển của ngành nhựa tại thị trường Việt Nam

a. Phân tích SWOT

Điểm mạnh

Chi phí nhân công của Việt Nam tương đối rẻ với mức lương trung bình năm 2018 ở mức 147 USD/tháng thấp hơn khoảng 22% so với mức trung bình khu vực Đông Nam Á. Chi phí nhân công chiếm khoảng 9% trong cơ cấu chi phí sản xuất trung bình của ngành vì vậy nên chi phí nhân công rẻ là lợi thế đối với ngành nhựa Việt Nam.

Khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ: do chính sách quản lý về môi trường chưa chặt chẽ, ngành tái chế rác nhựa ở Việt Nam tương đối phát triến. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu tái chế (chủ yếu cho mảng nhựa bao bì).

Điểm yếu

Năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa của ngành nhựa Việt Nam không đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, việc nguyên liệu nhựa nguyên sinh của phụ thuộc chủ yếu vào các nhà cung cấp nước ngoài dẫn đến việc các doanh nghiệp sản xuất phải chịu thêm rủi ro về tỷ giá.

Ngành nhựa Việt Nam không thể sản xuất được dây chuyền, máy móc cũng như khuôn mẫu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm nhựa, điều này sẽ làm giảm sự đa dạng của sản phẩm nhựa đầu ra.

Cơ hội

Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế ổn định kéo theo tăng trưởng thu nhập và chi tiêu hộ gia đình sẽ giúp tạo động lực phát triển cho mảng nhựa bao bì và nhựa dân dụng. Xu hướng chuyển dịch sản xuất của các doanh nghiệp từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tạo động lực cho tăng trưởng xây dựng dân dụng và cả hạ tầng. Ngoài ra xu hướng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam cũng là cơ hội để phát triển mảng nhựa kỹ thuật, phục vụ cho các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp.

Các hiệp định tự do liên tục được đàm phán và ký kết tạo điều kiện cho ngành nhựa Việt Nam có thể: (1) dễ dàng tiếp cận các nguồn nguyên liệu từ các khu vực trên thế giới trong bối cảnh nguyên liệu sản xuất trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, (2) có khả năng mở rộng các thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa đặc biệt là thị trường Nhật Bản và EU.

Thách thức

Ngành nhựa Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng vì vậy các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam có nguy cơ phải đối mặt với sức cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI đặc biệt là trong giai đoạn giá nguyên liệu nhựa đang ở mức tương đối thấp như hiện nay

Xu hướng hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường cũng là một thách thức đối với ngành nhựa Việt Nam khi trong cơ cấu xuất khẩu của ngành, các sản phẩm bao bì truyền thống không thân thiện với môi trường chiếm tỷ trọng tương đối lớn.

Dựa dữ liệu phân tích SWOT, Tiềm năng phát triễn trong ngành này là có, tuy nhiên, vẫn có những khó khăn và thách thức nhất định, bắt buộc các doanh nghiệp cần chú trọng đổi mới phương thức hoạt động, dây chuyền sản xuất để bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng đến sự tiện lợi, chất lượng, thành phần, độ an toàn sản phẩm. DN nào bắt kịp sự thay đổi mạnh mẽ này thì chắc chắn sẽ chiến thắng. Có các xu hướng tiêu dùng được xem là sẽ chi phối thị trường bán lẻ và tiêu ngành nhựa Việt Nam trong tương lai mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua:

Nhựa tái chế - xu hướng của tương lai: Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, xu hướng chuyển dịch sang những sản phẩm nhựa thân thiện môi trường đang dần trở thành 1 tiêu chí thiết yếu trong xu hướng tiêu dùng sản phẩm của những thị trường phát triển. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải nhựa truyền thống đang phát tán ngoài môi trường và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng do khả năng tồn lưu lâu, khó phân hủy. Vì thế, chuyển đổi sản xuất sang sản phẩm nhựa có khả năng phân huỷ tốt là xu hướng tất yếu của ngành nhựa thế giới. Hiệp hội nhựa Việt Nam cho rằng, nếu sử dụng được nguồn nguyên liệu nhựa tái chế ở mức 35-50%/năm, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất hơn 15%. 

Nhà máy thông minh - nền công nghiệp 4.0: Các nhà máy từ lâu đã dựa vào tự động hóa, nhưng các nhà máy thông minh đưa khái niệm này đi xa hơn: tự động hóa mà không cần sự can thiệp của con người. Thông qua việc sử dụng các công nghệ hiện đại, các hệ thống nhà máy thông minh có thể học hỏi và thích nghi trong thời gian thực, cho phép các nhà máy linh hoạt hơn nhiều so với trước đây.  Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đặt ra và giảm bớt phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, trong thời gian tới, DN ngành nhựa Việt Nam cần chủ động tái cơ cấu đầu tư hoặc tăng cường năng lực nghiên cứu, tập trung đầu tư máy móc, theo chuẩn công nghệ mới; giảm bớt phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm…

3. Vai trò của New Ocean

New Ocean sẽ là một người đồng hành hoàn hảo cho việc tiệp cận với các dây chuyền sản xuất tự động hóa. New Ocean luôn nắm được các khó khăn của khách hàng khi phải đối mặt các thách thức lớn từ khâu sản xuất, quản lý chất lượng đến khâu kiểm soát hàng hoá và phân phối.
Chúng tôi luôn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tự động hóa phù hợp nhất cho các nhà máy với ứng dụng hiệu quả và chi phí tối ưu nhất:

a. Các giải pháp Automation:

  • SCADA and Control Systems - Hệ thống điều khiển và giám sát
  • Giải pháp Robot gắp – thả tự động (Robotic Pick and Place)
  • Giải pháp thống kê hiệu suất máy tự động (MES)
  • Giải pháp Historian - lưu trữ và truy vấn lượng dữ liệu khổng lồ cho nhà máy, trích xuất báo cáo theo thời gian thực
  • Giải pháp Quản lý cân chia Nguyên vât liệu Pre-weight
  • Giải pháp điều khiển & giám sát theo Lô Mẻ (Batching Systems)
  • Giải pháp thu thập thông tin thiết bị phân tích; thí nghiệm
  • E-Troubleshooting: Quản lý các sự cố của nhà máy, truy dấu và theo dõi tình trạng các sự cố
  • Giải pháp thiết bị an toàn cho nhà máy

b. Hệ thống Vision kiểm tra ngoại quan của sản phẩm- Vision Inspection Systems khi sản xuất trên dây chuyền với tốc độ cao:

Kiểm Tra Chất Lượng Sản Phẩm - Product Quality Inspection: Kiểm tra và đảm bảo tính hoàn thiện của sản phẩm trước khi đóng gói và giảm hàng hóa bị hư hỏng.

Kiểm Tra Đóng Gòi Sản Phẩm - Packaging Inspection. Kiểm tra khâu đóng gói sản phẩm để đảm bảo sản phẩm được lắp đặt đúng và không có lỗi.

c. Các giải pháp về phần mềm:

  • Số hóa hệ thống - Các dữ liệu sẽ được xử lý một cách thông minh, kết nối với các phân tích và hợp nhất với thông tin của người sử dụng cuối cùng, cho phép sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn, có hiệu quả và hiệu dụng tốt hơn.
  • E-Troubleshooting: Quản lý các sự cố của nhà máy, truy dấu và theo dõi tình trạng các sự cố
  • Giải pháp phân tích dữ liệu khổng lồ (Big Data): phân tích những dữ liệu lớn và phức tạp và cung cấp cái nhìn tổng thể trên tất cả các dữ liệu, dự báo nhu cầu chính xác hơn, hiểu rõ hơn về chu kỳ mua của khách hàng, và ước tính công suất kho trong tương lai dựa trên các dữ liệu cũ.
  • Giải pháp phân tích dữ liệu khổng lồ (Big Data): phân tích những dữ liệu lớn và phức tạp và cung cấp cái nhìn tổng thể trên tất cả các dữ liệu, dự báo nhu cầu chính xác hơn, hiểu rõ hơn về chu kỳ mua của khách hàng, và ước tính công suất kho trong tương lai dựa trên các dữ liệu cũ.
  • Nhận diện, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát hàng hoá - Serialization, Track & Trace.
  • Theo dõi và truy xuất nguồn gốc hàng hóa giữa Khâu sản xuất và kho - Finished Good Track & Traceability between Production Line and Warehouse
  • Giải pháp Anti Faking: chống hàng giả
  • Giải pháp quản lý kho - quản lý hàng tồn kho, cung cầu, quản lý chiết khấu và giảm giá. Nâng cao hiệu quả phân phối sản phẩm.
  • Nhà kho thông minh

4. Các ưu điểm và hạn chế chung của các giải pháp New Ocean cung cấp:

a. Ưu điểm: 

Tiết kiệm nhân công: Khi áp dụng máy móc tự động hóa vào sản xuất, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân công đang thao tác tại vị trí đó, dẫn đến tối ưu chi phí và tính giảm quản lý.

Tiết kiệm thời gian: Hoạt động liên tục, thời gian dừng máy sẽ rất hạn chế, chính vì điều đó, khi thay thế bằng hệ thống tự động hóa sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất cộng việc, tăng năng suất và ổn định chất lượng.

Giúp cải thiện an toàn sản phẩm bằng cách giảm thiểu rủi ro ô nhiễm do tiếp xúc với con người; tăng năng suất; giám sát chất lương sản phẩm chặt chẽ; số hóa quy trình; giảm thiểu việc ghi chép thủ công; tự động report & thu thập dữ liệu xây dựng hồ sơ lô; mẻ

Nâng cao chất lượng: áp dụng các thiết bị và giải pháp tự động hóa luôn đảm bảo vận hành ổn định, đem lại chất lượng cao cho sản phẩm.

Chuyên nghiệp và hiện đại trong sản xuất. Được các đối tác đánh giá cao và tin tưởng hợp tác.

Hỗ trợ tăng năng suất sản xuất và an toàn cho các quá trình sản xuất.

Việc tích hợp hoàn toàn và kết nối mạng hệ thống sản xuất cho phép tối ưu hóa mọi khía cạnh trong dây chuyền sản xuất. (Chất lượng, Đánh giá thiết bị, quản lý chuỗi cung ứng, và tính thực thi của quá trình sản xuất).

b. Hạn chế:

Tùy vào quy mô và hệ thống sản xuất của nhà máy sẽ gặp hạn chế về chi phí để sử dụng các hệ thống tự động. Do chi phí dành cho các hệ thống tích hợp dành cho giải pháp còn cao.

Việc tiến hành lắp đặt cũng như áp dụng các giải pháp cho nhà máy vừa phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định.

5. Các khách hàng ngành công nghiệp nhựa lớn của New Ocean:

Nhựa Duy Tân