a. Ngành công nghiệp hóa chất là gì?
Đặc điểm của ngành công nghiệp hoá chất là đa đạng về sản phẩm phục vụ, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho tất cả các ngành kinh tế kỹ thuật, sản xuất. Từ đó ngành chất công nghiệp hóa này có thể khai thác mọi thế mạnh tài nguyên của đất nước từ khoáng sản, dầu khí tới sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp... Công nghiệp hoá chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một nước.
b. Tổng quan ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam
Việc sử dụng hóa chất trong các khâu sản xuất ở các xí nghiệp, nhà xưởng đã dần trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm lên tới hơn 9 triệu tấn. Hầu như tất cả doanh nghiệp đều đang sử dụng ít nhất một loại hóa chất nào đó, doanh nghiệp sử dụng nhiều có thể lên tới vài chục loại hóa chất khác nhau
Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, những cải cách về kinh tế đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời phát triển côngnghiệp – nông nghiệp. Nhu cầu về tiêu thụ nguyên liệu hoá chất ngày càng tăng cùng với tốc độ tăng trưởng sản xuất hoá chất hàng năm là 15%. Công nghiệp hoá chất của nước ta chiếm tỉ trọng đáng kể trong nền cơ cấu công nghiệp là 11,2%. Tuy nhiên, ngành này so với các nước mới phát triển ở khu vực Đông Nam Á thì về năng lực sản xuất hoá chất vẫn còn quá nhỏ bé.
Đánh giá về đặc điểm của ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam là công nghệ nhìn chung vẫn còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. Với một số ngành cơ bản như hoá dầu, hoá hữu cơ về cơ bản chưa hình thành hoặc mới bắt đầu. Ngành công nghiệp hoá chất vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của các ngành kinh tế khác. Nhiều sản phẩm thiết yếu thuộc ngành công nghiệp hóa chất như soda, chất dẻo, sợi tổng hợp hay thuốc nhuộm tại Việt Nam vẫn chưa sản xuất được. Những ngành sản xuất để sử dụng các nguyên liệu này chủ yếu phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
2. Những xu hướng mới trong ngành công nghiệp hóa chất
Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế về vai trò của ngành công nghiệp hóa chất tại Việt Nam đã đẫn đến gia tăng lượng chất thải, phát sinh thêm nhiều chất thải độc hại. Tình trạng đó đã tác động mạnh mẽ đến môi trường. Việt Nam là một nước đang trong tình trạng thiệt hại về môi trường ở mức cao, giá trị này đang có xu hướng gia tăng. Các dây chuyền về sản xuất hoá chất có thể thiếu nhiều trang bị an toàn. Việc công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất hoá chất vẫn còn chưa được áp dụng rộng rãi. Một số hoá chất độc hại trong dây chuyền sản xuất chưa được thay thế. Các cơ sở sản xuất vẫn còn thiếu hệ thống để xử lý chất thải. Những tác động xấu này đã dẫn đến những xu hướng mới trong ngành công nghiệp hóa chất, buộc các doanh nghiệp sản xuất hóa chất phải thay đổi phương thức hoạt động và dây chuyền sản xuất nếu muốn tiếp tục phát triển trong ngành.
Xu hướng tự động hóa nhà máy: hệ thống máy móc kỹ thuật của ngành hóa chất tại Việt Nam phần lớn chỉ ở mức độ trung bình khá so với một số nước trong khu vực nên năng suất của ngành hưa cao và giá trị gia tăng còn thấp. Vì vậy, sản lượng nội địa ở một số nhóm sản phẩm chưa thể đáp ứng nhu cầu nội địa như hóa chất cơ bản, sợi nhân tạo, hạt nhựa nguyên sinh và cao su tổng hợp.
Kế hoạch phát triển thị trường hóa chất việt nam 2016 đã xác định mục tiêu là từng bước xây dựng được ngành công nghiệp hoá chất có cơ cấu hợp lý và hiện đại. Phải hình thành được các khu công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hoá chất có quy mô lớn với những công nghệ tiên tiến. Đặc biệt là sử dụng có hiệu quả tài nguyên trong nước, đáp ứng về yêu cầu thị trường trong nước và thay thế được hàng nhập khẩu, phương châm tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Xu hướng hóa học xanh: là khái niệm về phát triển hóa học một cách bền vững (còn gọi là hóa học bền vững), qua đó khuyến khích phát triển các phương pháp và quá trình tạo ra sản phẩm nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng các hóa chất độc hại
Ngày càng nhiều công ty sản xuất hoá chất đã nhận thức được tầm quan trọng của Hoá học xanh đối với sự phát triển bền vững cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Họ đã hiểu rõ nguyên tắc ngăn ngừa sự hình thành phế thải sẽ tốt hơn là xử lý hoặc loại bỏ phế thải sau khi nó đã được tạo ra.
Hóa học xanh sẽ là một hướng đổi mới quan trọng để giúp ngành công nghiệp hóa chất phát triển tiếp mà không lặp lại những sai lầm của quá khứ. Trên thực tế, việc áp dụng những nguyên lý thân môi trường của hóa học xanh đã và đang góp phần giúp ngành hóa chất đi theo hướng phát triển bền vững, mang lại những lợi ích tích cực cả về kinh tế, môi trường và xã hội cho nhân loại. Để thực hiện được điều này thì các doanh nghiệp cần nhất là yếu tố công nghệ.
3. Vai trò của New Ocean
Ngành công nghiệp hóa chất dần càng phát triển và thay đổi và nắm được vai trò thiết yếu của ngành. Sự phát triển của công nghiệp 4.0 tác dộng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp và sự thay đổi nền sản xuất theo hướng tự động và hướng đến tự động hóa thông minh có ý nghĩa sống còn đến các doanh nghiệp trong ngành này.
New Ocean luôn hiểu được tầm quan trọng của việc này nên chúng tôi luôn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tự động hóa phù hợp nhất cho các nhà máy với ứng dụng hiệu quả và chi phí tối ưu nhất:
a. Các giải pháp Automation:
Do đặc tính ngành nghề hóa chất dễ gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu quy trình sản xuất không được đảm bảo an toàn và khép kín với con người. Với các hệ thống tích hợp Automation giúp cải thiện an toàn lao động cũng như giúp tăng năng suất; giám sát chất lương sản phẩm chặt chẽ; số hóa quy trình; giảm thiểu việc ghi chép thủ công; tự động report & thu thập dữ liệu xây dựng hồ sơ lô; mẻ:
b. Hệ thống Vision kiểm tra ngoại quan
Hệ thống Vision kiểm tra ngoại quan của sản phẩm- Vision Inspection Systems khi sản xuất trên dây chuyền với tốc độ cao:
c. Các giải pháp về phần mềm:
4. Các ưu điểm và hạn chế chung của các giải pháp New Ocean cung cấp:
a. Ưu điểm:
Tiết kiệm nhân công: Khi áp dụng máy móc tự động hóa vào sản xuất, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân công đang thao tác tại vị trí đó, dẫn đến tối ưu chi phí và tính giảm quản lý.
Tiết kiệm thời gian: Hoạt động liên tục, thời gian dừng máy sẽ rất hạn chế, chính vì điều đó, khi thay thế bằng hệ thống tự động hóa sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất cộng việc, tăng năng suất và ổn định chất lượng.
Giúp cải thiện an toàn sản phẩm bằng cách giảm thiểu rủi ro ô nhiễm do tiếp xúc với con người; tăng năng suất; giám sát chất lương sản phẩm chặt chẽ; số hóa quy trình; giảm thiểu việc ghi chép thủ công; tự động report & thu thập dữ liệu xây dựng hồ sơ lô; mẻ
Nâng cao chất lượng: áp dụng các thiết bị và giải pháp tự động hóa luôn đảm bảo vận hành ổn định, đem lại chất lượng cao cho sản phẩm.
Chuyên nghiệp và hiện đại trong sản xuất. Được các đối tác đánh giá cao và tin tưởng hợp tác.
Hỗ trợ tăng năng suất sản xuất và an toàn cho các quá trình sản xuất.
Việc tích hợp hoàn toàn và kết nối mạng hệ thống sản xuất cho phép tối ưu hóa mọi khía cạnh trong dây chuyền sản xuất. (Chất lượng, Đánh giá thiết bị, quản lý chuỗi cung ứng, và tính thực thi của quá trình sản xuất).
b. Hạn chế:
Tùy vào quy mô và hệ thống sản xuất của nhà máy sẽ gặp hạn chế về chi phí để sử dụng các hệ thống tự động. Do chi phí dành cho các hệ thống tích hợp dành cho giải pháp còn cao.
Việc tiến hành lắp đặt cũng như áp dụng các giải pháp cho nhà máy vừa phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định.
5. Một số dự án nổi bật mà New Ocean đã triển khai và thực hiện cho các nhà máy sản xuất ngành công nghiệp hóa chất
6. Các Khách hàng ngành hóa chất của New Ocean: