1900 0224 New Ocean
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

  1. Cái nhìn chung về ngành? Phát triển ntn? Có gì mới/ nổi bật?

a. Ngành ô tô là gì?

Ngành công nghiệp ô tô là ngành không chỉ bao gồm các lĩnh vực thiết kế, phát triển và lắp ráp các loại xe có động cơ mà còn bao gồm cả ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành này (các công ty chuyên sản xuất nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng bán thành phẩm để tạo thành 1 chiếc xe hoàn chỉnh).

b. Mức tăng trưởng và cơ hội của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam

Ngành công nghiệp Ô tô luôn là ngành mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP của các nước lớn trên thế giới với 3.25% GDP của Mỹ, 5% GDP của Trung Quốc, 4% GDP của Đức và 12% GDP của Thái Lan. Tại Việt Nam, ngành này cũng chiếm tới 3% GDP cả nước (tính tới tháng 4 năm 2019). Chính vì lý do này mà ngành này luôn dành được những sự quan tâm và đối xử đặc biệt từ phía chính phủ. Các hiệp định thương mại từ trước đến nay luôn có những ngoại lệ dành cho ngành công nghiệp Ô tô nhằm bảo vệ ngành trước sức ép cạnh tranh từ các nước trên thế giới, ngoại trừ ATIGA (và có thể là EVFTA sắp tới)

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ với sự tham gia tích cực và rộng rãi của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có một số công ty trong nước như Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải, Công ty cổ phần Huyndai Thành Công, Tập đoàn Vingroup; các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới như Toyota, Ford, Honda, Mitsubishi. Năm 2018, doanh số tiêu thụ toàn ngành ô tô trong nước đã đạt khoảng 280.000 xe. Chỉ tính riêng phân khúc xe du lịch, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm qua đạt mức ấn tượng, tới 30-40%. Dự báo năm 2025, doanh số xe hơi tại Việt Nam có thể đạt mức 1 triệu xe/năm.

Thời điểm hiện tại, một số chính sách mang yếu tố thúc đẩy ngành đang được xem xét đưa vào áp dụng. Cụ thể:

  • Hà Nội dự kiến cấm xe máy lưu hành ở các quận từ năm 2030 và có thể sẽ tiến hành cấm xe sớm ở một số tuyến đường có điều kiện giao thông công cộng phát triển. Đây có thể sẽ là một yếu tố tiềm tàng dẫn đến việc nhu cầu sở hữu ô tô cá nhân tăng cao.
  • Bắt nguồn từ đề xuất của Vinfast, Bộ Tài chính cũng đang trình xin ý kiến Thủ tướng về việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các thành phần sản xuất trong nước của xe.

Những giải pháp này có thể thay đổi được câu chuyện con gà - quả trứng đối với ngành ô tô. Khi giá bán rẻ thì dẫn tới tiêu thụ và sản xuất trong nước tăng lên, các hãng sản xuất có thể tự tin đầu tư nâng tỷ lệ nội địa hóa và qua đó làm giảm thêm giá thành sản xuất trong nước, làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất nội. Ví dụ với một xe ô tô có dung tích 2.0 lít bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt 40% nếu nâng được tỷ lệ nội địa hóa lên 80% thì sẽ giảm được 32% thuế tiêu thụ đặc biệt và tạo được lợi thế lớn so với các đối thủ.

Việc chính phủ đưa ra những biện pháp kích thích tăng trưởng ngành ô tô cũng không phải là câu chuyện mới mẻ trên thế giới. Câu chuyện của Hàn Quốc và Malaysia những năm 70s - 90s là ví dụ điển hình nhất. Hàn Quốc vào những thời kỳ đẩu tiên thậm chí còn cấm các doanh nghiệp FDI sở hữu nhà máy sản xuất ô tô trong nước, nhiều ưu đãi về thuế, tài chính cũng như truyền thông được dành cho hãng xe ‘con cưng’ của họ là Hyundai,… Còn ở Malaysia, có rất nhiều chính sách giúp thúc đẩy nền công nghiệp Ô tô đạt đến thời điểm như hiện tại như (1) hỗ trợ tài chính khi mua 2 thương hiệu xe trong nước là Proton và Perodua, (2) dành nhiều ưu ái trong truyền thông và định hình ý thức người dân về “thương hiệu xe hơi quốc gia” của mình. Sở dĩ ngành ô tô luôn được chính phủ các nước rất chú trọng vì sự đóng góp to lớn của nó đối với nền kinh tế. Đây được xem làm là 1 một bước đi đúng đắn và là một cách tốt để thúc đẩy nền kinh tế nước ta.

2. Những khó khăn và thách thức cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam

Phát biểu tại hội thảo chuyên đề về “Ngành công nghiệp ôtô trong thời đại công nghiệp 4.0.”, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương, cho hay ngành công nghiệp ôtô Việt Nam phát triển muộn hơn so các nước trong khu vực khoảng 30 năm. Thái Lan, Indonesia, Malaysia phát triển công nghiệp ôtô từ năm 1960, trong khi tại Việt Nam đến năm 1991 ngành công nghiệp ôtô Việt Nam mới ra đời. Bởi vậy, khi Việt Nam mới đặt "những viên gạch đầu tiên" để xây dựng ngành, công nghiệp ôtô tại các nước đã rất phát triển, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đến sản xuất trong nước.

Hiện tại Việt Nam là một trong 4 nước có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tương đối phát triển nhưng lại là nước có tỷ lệ nội địa hóa thấp nhất chỉ đạt khoảng 10 – 15% tùy hãng. Trong khi đó các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều có tỷ lệ nội địa hóa lớn hơn 70% nhờ có thị trường lớn hơn.

Nếu như Thái Lan có tới 710 nhà cung cấp cấp 1 và 1700 nhà cung cấp cấp 2 thì Việt Nam chỉ có 33 nhà cung cấp cấp 1 và 200 nhà cung cấp cấp 2. Con số này quá khiêm tốt và thậm chí không có sự xuất hiện của các nhà cung cấp tên tuổi. Việc phát triển chuỗi giá trị trong nước cũng khó có thể chỉ dựa vào các doanh nghiệp trong nước. Ở Thái Lan, các nhà cung cấp cấp 1 nước ngoài chiếm tới 58% với các tên tuổi lớn như Bosch, Magna, Denso, Toyota Soshoku, Toyota Gosei, …

Theo số liệu của Bộ công thương, hiện có 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ô tô tại Việt Nam, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe và 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng xe ô tô. Số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam thấp hơn nhiều nếu so với 385 doanh nghiệp ở Malaysia và 2500 doanh nghiệp ở Thái Lan. 4 nhà sản xuất xe lớn là THACO, Toyota, Hyundai, Ford chiếm tới 75% thị phần toàn ngành. THACO đứng đầu với 2 thương hiệu xe chủ lực là Kia và Mazda, Toyota đứng thứ 2 với 19% thị phần và bám sát nút là Hyundai với 18% thị phần. Chỉ số HHI (Herfindahl - Hirschmann Index) của ngành ô tô Việt Nam tính theo thị phần 11 tháng 2018 là 1698.57, với mốc chỉ số này thì ngành Ô tô được coi là ở mức độ tập trung Trung Bình – Cao.

Cần có tư duy 4.0 để xác định xu hướng cho ngành ô tô Việt Nam

Ông Nguyễn Thanh Đàm - Chủ tịch Tập đoàn VAST Group cho rằng, hiện nay sự kết nối chính là giá trị cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo đó, ngành công nghiệp ô tô sẽ đi theo ba xu hướng chính, gồm công nghệ thiết kế, chế tạo và sản xuất phần cứng phù hợp với thời đại mới, công nghệ phần mềm điều khiển thông minh và sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ kết nối và giao tiếp. Cả ba hướng phát triển đều phục vụ cho mục đích duy nhất, đó là biến một chiếc xe hơi từ phương tiện chuyên chở đơn thuần trở thành một "người bạn thông minh", có khả năng giao tiếp, kết nối với vạn vật xung quanh.

Trong xu thế hội nhập với thế giới, Việt Nam đã có những giải pháp dài hạn cho công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, xe hơi tích hợp công nghệ số vẫn là điều mới mẻ tại Việt Nam và chưa có nhiều công ty tham gia, kể cả trong lĩnh vực sản xuất xe hơi lẫn phát triển phần mềm. Để không bỏ lỡ thời cơ và quyết tâm thúc đẩy phát triển mảng công nghệ ô tô, nhiều DN ô tô tại Việt Nam đã chủ động và quyết liệt hơn, không chỉ là tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng mà còn chủ động đầu tư, sản xuất các sản phẩm này cho chính mình.

Điển hình như: FPT từ năm 2016 đã thành lập một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực này với quy mô 700 người. Giữa năm 2017, những ứng dụng công nghệ mới nhất về xử lý hình ảnh, trí tuệ nhân tạo, học sâu (deep learning) đã được FPT đưa vào thử nghiệm trên xe ôtô mô hình. Tháng 10/2017, xe ô tô thương mại đầu tiên tích hợp công nghệ xe tự hành do FPT nghiên cứu và phát triển đã được đưa vào chạy thử nghiệm trong khuôn viên của công ty.

Tại nhà máy của VinFast, đã đi vào sản xuất thương mại trong năm 2019 có đến hơn 1.200 robot được sử dụng. Tương tự, tại các nhà máy của Thaco, đã có không ít robot được vận hành. Trong đó, nhà máy Mazda của doanh nghiệp này là một nhà máy thông minh khi được vận hành hoàn toàn bằng robot và dây chuyền sản xuất tự động.

3. Vai trò của New Ocean

Các chuyên gia nhận định Việt Nam hiện đã có nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước đủ trình độ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng được yêu cầu trở thành nhà cung ứng cho DN Nhật Bản, thậm chí là DN Mỹ, Đức (EU). Tuy nhiên, để đạt được điều này thì các DN này cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất để đáp ứng được xu hướng thay đổi của ngành công nghiệp ô tô trong thời đại 4.0. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với các hệ thống huyết mạch tại các nhà máy lớn trong ngành lắp ráp xe hơi và ngành công nghiệp phụ trợ, New Ocean nắm vững cách thức hoạt động của từng hệ thống, biết được những sai sót cần tránh, hướng triển khai nào hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho khách hàng. New Ocean sẽ là một người đồng hành hoàn hảo cho việc tiếp cận với các dây chuyền sản xuất tự động hóa. Chúng tôi luôn biết được các khó khăn của khách hàng khi phải đối mặt các thách thức lớn từ khâu sản xuất, quản lý chất lượng đến khâu kiểm soát hàng hoá và phân phối. Chúng tôi luôn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tự động hóa phù hợp nhất cho các nhà máy với ứng dụng hiệu quả cho năng suất liên tục và tối ưu hóa chi phí:

a. Các giải pháp Automation:

  • Tự động hóa quy trình bằng Robot - Automating Processes with Robots:  Picking And Packing Robot, Assembly Robot, Palletizing Robot, Remote Monitoring..
  • Hệ thống quản lý, thu thập dữ liệu tự động để tính hiệu suất trên các khu vực sản xuất riêng lẻ nhằm giảm thiểu giấy tờ, giám sát tổng quan tình trạng, hiệu suất của hoạt động sản xuất từ đó cảnh báo và có giải pháp nâng cao hiệu suất.
  • SCADA hệ thống quản lý tự động hóa trong công nghiệp với chức năng điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu. 
  • Giải pháp thống kê hiệu suất máy tự động (MES), giám sát sản xuất và vận hành, giúp nhà máy có thể dễ dàng điều chỉnh, đo lường được quá trình sản xuất và hiệu quả sử dụng máy. 
  • Giải pháp Historian - lưu trữ và truy vấn lượng dữ liệu khổng lồ cho nhà máy, trích xuất báo cáo theo thời gian thực.  Giải pháp cho phép người sử dụng có thể truy cập để theo dõi thông tin của tiến trình sản xuất, dữ liệu về các sự cố hay cảnh báo, giúp đội ngũ kỹ thuật viên xử lý nhanh hơn khi có sự cố trong khi vẫn thu thập dữ liệu về quá trình sản xuất.
  • E-Troubleshooting: Quản lý các sự cố của nhà máy, truy dấu và theo dõi tình trạng các sự cố
  • Hệ thống quản lý năng lượng của nhà máy – Energy Saving Management
  • Hệ thống quản lý, xử lý nước thải - Wastewater Treatment 
  • Các giải pháp an toàn máy móc, hạn chế rủi ro, an toàn cho nhân công
  • Các hệ thống băng tải tích hợp phần mềm điều khiển tự động

b. Hệ thống Vision kiểm tra ngoại quan của sản phẩm- Vision Inspection Systems khi sản xuất trên dây chuyền với tốc độ cao:

  • Dẫn đường RoBot - Robotic Guidance: cung cấp dữ liệu vị trí con hàng ứng dụng cho cá cánh tay Robot gắp – thả
  • Hệ thống phát hiện lỗi, các vết trầy xước trên bề mặt linh kiện, đo lường kích thước phát hiện sai xót về vị trí, kích thước, khoảng cách giữa các chi tiết linh kiện
  • Kiểm tra sự hoàn thiện của sản phẩm: kiểm tra và phát hiện sản phầm NG theo tiêu chuẩn của nhà máy ở từng công đoạn, lắp ráp để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Nhận diện và kiểm tra ký tự, mã vạch trên các linh kiện, bo mạch
  • Các giải pháp về mã vạch tối ưu hóa chất lượng và giảm chi phí

Hệ thống lốp xe và bánh xe - TIRE & WHEEL SYSTEMS

  • Kiểm tra ngoại quan lốp xe và bánh xe - Tire and Wheel Inspection
    • Lắp ráp Lốp và bánh xe - Tire and Wheel Assembly
    • Nhận dạng và phân loại lốp xe - Tire Identification and Sorting

Hệ thống an toàn - SAFETY SYSTEMS

  • Nhận dạng mô-đun phanh - Brake Module Identification
  • Kiểm tra má phanh - Brake Pad Inspection
  • Kiểm tra tự động Van phanh - Automated Brake Valve Inspection
  • Kiểm tra thiết bị túi khí - Air Bag Component Inspection
  • Kiểm tra thiết bị dây an toàn - Seatbelt Component Inspection

Hệ thống truyền động - POWERTRAIN SYSTEMS

  • Nhận diện Mô đun truyền - Transmission Module Identification
  • Kiểm định cách lắp ráp bộ truyền động - Transmission Assembly Verification
  • Truy xuất nguồn gốc khối động cơ - Engine Block Traceability
  • Nhận diện và kết hợp thành phần động cơ -  Engine Component Identification and Matching
  • Kiểm tra vòng Pít- tông - Piston Ring Inspection
  • Kiểm tra ống Xy-lanh - Cylinder Inspection
  • Kiểm tra mối hàn - Welding Seam Inspection
  • Kiểm tra hạt keo niêm phong RTV- RTV Glue Bead Seal Inspection

Hệ thống khung xe - CHASSIS SYSTEMS

  • Kiểm tra khoảng cách và mặt phẳng khung xe - Gap and Flush Inspection
  • Kiểm tra tấm khung thân xe - Body Panel De-racking and Inspection
  • Kiểm tra khung tay lái - Steering Knuckle Inspection
  • Kiểm tra đai ốc xoắn và bánh xe - Wheel and Lug Nut Torquing
  • Hệ thống quy trình lắp đặt - Kitting Process Systems

Hệ thống điện tử - ELECTRONICS SYSTEMS

  • Kiểm tra các thiết bị điện tử - Electrical Component Inspection
  • Kiểm tra bảng mạch in điện tử - Printed Circuit Board Inspection
  • Kiểm tra niêm phong Mô- đun điện tử - Electrical Module Seal Inspection
  • Kiểm tra lắp ráp công tắc - Electrical Switch Assembly Inspection
  • Hệ thống Pin - Battery Systems

Kiểm định Ngày/ Lô sản xuất - DATE / LOT VERIFICATION:

  • Theo dõi Lô sản xuất - Lot tracking
  • Ngày giờ dán tem - Time/date stamping
  • Kiểm định tính chính xác và chất lượng in - Verification of print quality and correctness
  • Nhận dạng ký tự quang học (OCR) - Optical Character Recognition (OCR)
  • Kiểm tra ký tự quang học (OCV) - Optical Character Verification (OCV)

c. Các giải pháp về phần mềm:

  • Số hóa hệ thống - Các dữ liệu sẽ được xử lý một cách thông minh, kết nối với các phân tích và hợp nhất với thông tin của người sử dụng cuối cùng, cho phép sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn, có hiệu quả và hiệu dụng tốt hơn.
  • Nhận diện, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát hàng hoá - Serialization, Track & Trace, Supply Chain Traceability: truy xuất nguồn gốc trong suốt quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng giúp dễ dàng theo dõi và truy xuất các sản phẩm bị lỗi trong trường hợp thu hồi, ngăn chặn hàng giả và ngăn chặn việc bán sản phẩm thông qua kênh trái phép:
  • Source manufacturer
  • Manufacturing or assembly facility
  • Place of origin
  • Production time and date
  • Lot number
  • Part number
  • Model number
  • Serial number
  • Components used in asse
  • Expiration date, etc

4. Các ưu điểm và hạn chế chung của các giải pháp New Ocean cung cấp:

a. Ưu điểm: 

Tiết kiệm nhân công: Khi áp dụng máy móc tự động hóa vào sản xuất, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân công đang thao tác tại vị trí đó, dẫn đến tối ưu chi phí và tính giảm quản lý.

Tiết kiệm thời gian: Hoạt động liên tục, thời gian dừng máy sẽ rất hạn chế, chính vì điều đó, khi thay thế bằng hệ thống tự động hóa sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất cộng việc, tăng năng suất và ổn định chất lượng.

Giúp cải thiện an toàn sản phẩm bằng cách giảm thiểu rủi ro ô nhiễm do tiếp xúc với con người; tăng năng suất; giám sát chất lương sản phẩm chặt chẽ; số hóa quy trình; giảm thiểu việc ghi chép thủ công; tự động report & thu thập dữ liệu xây dựng hồ sơ lô; mẻ

Nâng cao chất lượng: áp dụng các thiết bị và giải pháp tự động hóa luôn đảm bảo vận hành ổn định, đem lại chất lượng cao cho sản phẩm.

Chuyên nghiệp và hiện đại trong sản xuất. Được các đối tác đánh giá cao và tin tưởng hợp tác.

Hỗ trợ tăng năng suất sản xuất và an toàn cho các quá trình sản xuất.

Việc tích hợp hoàn toàn và kết nối mạng hệ thống sản xuất cho phép tối ưu hóa mọi khía cạnh trong dây chuyền sản xuất. (Chất lượng, Đánh giá thiết bị, quản lý chuỗi cung ứng, và tính thực thi của quá trình sản xuất).

b. Hạn chế:

Tùy vào quy mô và hệ thống sản xuất của nhà máy sẽ gặp hạn chế về chi phí để sử dụng các hệ thống tự động. Do chi phí dành cho các hệ thống tích hợp dành cho giải pháp còn cao.

Việc tiến hành lắp đặt cũng như áp dụng các giải pháp cho nhà máy vừa phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định.

5. Một số dự án nổi bật mà New Ocean đã triển khai và thực hiện cho các nhà máy công nghiệp ô tô:

Nidec Tosok: Camera tự động kiểm tra thiếu linh kiện Honda và Kiểm tra linh kiện Plate line

Bosch:

  • Hệ thống kiểm tra vết xước trên sản phẩm dây Belt
  • Hệ thống đọc mã QR code trên tem sản phẩm

6. Các khách hàng ngành công nghiệp ô tô lớn của New Ocean:

Nidec Tosok

Bosch