a. Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn là gì
Ngành công nghiệp vi mạch (hay còn gọi là ngành công nghiệp bán dẫn – semiconductor industry) là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, có nhiệm vụ tạo ra vi mạch và linh kiện điện tử dùng để sản xuất ra các sản phẩm phức tạp như một siêu máy tính cho đến các sản phẩm đơn giản dân dụng như máy giặt.
Ngày nay ngành công nghiệp vi mạch giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định giá thành và làm tăng chức năng hoạt động của tất cả các hệ thống điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hoá... Sự thành công của ngành công nghiệp vi mạch là giá đỡ cho sự thành công của ngành công nghiệp điện tử.
b. Mức tăng trưởng và cơ hội của thị trường ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam
TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Ngành công nghiệp vi mạch được xem là một ngành công nghệ cao đem lại nhiều giá trị gia tăng, là nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển mạnh và bền vững của các ngành công nghiệp khác, thúc đẩy sự ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ để tạo ra nhiều loại hàng hóa thương mại có giá trị gia tăng cao cho đất nước.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định: Nước ta đang đứng trước cơ hội để phát triển mạnh công nghiệp vi mạch bán dẫn và cảm biến. Trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã có những thành công đáng ghi nhận trong việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh được xem là hình mẫu thu hút đầu tư và phát triển ngành vi mạch bán dẫn của cả nước; trong đó, có dự án đầu tư một tỷ USD cho nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Tập đoàn công nghệ bán dẫn Intel. Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo thiết kế vi mạch thuộc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Công viên phần mềm Quang Trung và một số doanh nghiệp (DN) vi mạch đã làm chủ các công đoạn chế tạo chip và đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm vi mạch bán dẫn.
Do tác động và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã làm gia tăng thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam cùng với xu hướng dịch chuyến vốn đầu tư và sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác, tạo cơ hội cho Việt Nam tăng thu hút FDI, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử". Do đó nhiều tập đoàn bán dẫn và điện tử nước ngoài đang thành lập trụ sở và nhà máy sản xuất tại Việt Nam như Intel, Samsung, Microsoft, và LG.
Nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp vi mạch, Chính phủ Việt Nam và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trong những năm vừa qua đã hết sức quan tâm và ưu tiên phát triển lĩnh vực này, cụ thể thông qua việc ban hành các chính sách và hàng lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc ưu tiên đầu tư và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, trong đó lĩnh vực vi mạch bán dẫn là ưu tiên hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực.
2. Những khó khăn và thách thức cho ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam
Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam nhìn chung vẫn còn non trẻ, hoạt động nghiên cứu phát triển chưa đồng bộ. Để giải quyết bài toán chất lượng sản phẩm hợp lý với chi phí thấp để cạnh tranh với các thị trường vi mạch bán dẫn ở các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, buộc các doanh nghiệp trong nước hay các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam đầu tư vào các dây chuyền sản xuất tự động hóa nhằm nâng cao được chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, sự thay đổi công nghệ liên tục của các sản phẩm điện tử và nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao buộc cho các công ty vi mạch bán dẫn phải liên tục cải tiến sản phẩm. Ví dụ kích thước wafer đã được chuyển từ tấm wafer 8-inch sang tấm wafer 12-inch hay cuộc cách mạng giảm công suất tiêu thụ cho vi mạch. Những sự thay đổi này bắt buộc các công ty vi mạch bán dẫn phải liên tục thay đổi cách thức và cũng như dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu cải tiến sản phẩm.
3. Vai trò của New Ocean
Hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với các hệ thống huyết mạch tại các nhà máy lớn trong ngành điện tử - bán dẫn như Intel, Nidec, Shneider, Samsung, chúng tôi nắm vững cách thức hoạt động của từng hệ thống, biết được những sai sót cần tránh, hướng triển khai nào hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho khách hàng.
New Ocean sẽ là một người đồng hành hoàn hảo cho việc tiếp cận với các dây chuyền sản xuất tự động hóa. New Ocean luôn nắm được các khó khăn của khách hàng khi phải đối mặt các thách thức lớn từ khâu sản xuất, quản lý chất lượng đến khâu kiểm soát hàng hoá và phân phối. Chúng tôi luôn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tự động hóa phù hợp nhất cho các nhà máy với ứng dụng hiệu quả cho năng suất liên tục và tối ưu hóa chi phí:
a. Các giải pháp Automation: Với các hệ thống tích hợp Automation giúp cải thiện an toàn sản phẩm bằng cách giảm thiểu rủi ro ô nhiễm do tiếp xúc với con người; tăng năng suất; giám sát chất lương sản phẩm chặt chẽ; số hóa quy trình; giảm thiểu việc ghi chép thủ công; tự động report & thu thập dữ liệu xây dựng hồ sơ lô; mẻ:
b. Hệ thống Vision kiểm tra ngoại quan của sản phẩm- Vision Inspection Systems khi sản xuất trên dây chuyền với tốc độ cao:
c. Các giải pháp về phần mềm:
4. Các ưu điểm và hạn chế chung của các giải pháp New Ocean cung cấp:
a. Ưu điểm:
Tiết kiệm nhân công: Khi áp dụng máy móc tự động hóa vào sản xuất, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân công đang thao tác tại vị trí đó, dẫn đến tối ưu chi phí và tính giảm quản lý.
Tiết kiệm thời gian: Hoạt động liên tục, thời gian dừng máy sẽ rất hạn chế, chính vì điều đó, khi thay thế bằng hệ thống tự động hóa sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất cộng việc, tăng năng suất và ổn định chất lượng.
Giúp cải thiện an toàn sản phẩm bằng cách giảm thiểu rủi ro ô nhiễm do tiếp xúc với con người; tăng năng suất; giám sát chất lương sản phẩm chặt chẽ; số hóa quy trình; giảm thiểu việc ghi chép thủ công; tự động report & thu thập dữ liệu xây dựng hồ sơ lô; mẻ
Nâng cao chất lượng: áp dụng các thiết bị và giải pháp tự động hóa luôn đảm bảo vận hành ổn định, đem lại chất lượng cao cho sản phẩm.
Chuyên nghiệp và hiện đại trong sản xuất. Được các đối tác đánh giá cao và tin tưởng hợp tác.
Hỗ trợ tăng năng suất sản xuất và an toàn cho các quá trình sản xuất.
Việc tích hợp hoàn toàn và kết nối mạng hệ thống sản xuất cho phép tối ưu hóa mọi khía cạnh trong dây chuyền sản xuất. (Chất lượng, Đánh giá thiết bị, quản lý chuỗi cung ứng, và tính thực thi của quá trình sản xuất).
b. Hạn chế:
Tùy vào quy mô và hệ thống sản xuất của nhà máy sẽ gặp hạn chế về chi phí để sử dụng các hệ thống tự động. Do chi phí dành cho các hệ thống tích hợp dành cho giải pháp còn cao.
Việc tiến hành lắp đặt cũng như áp dụng các giải pháp cho nhà máy vừa phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định.
5. Một số dự án nổi bật mà New Ocean đã triển khai và thực hiện cho các nhà máy sản xuất ngành điện tử bán dẫn:
6. Các khách hàng ngành điện tử - bán dẫn lớn của New Ocean: