1900 0224 New Ocean
DỊCH VỤ HẬU CẦU (LOGISTICS)
DỊCH VỤ HẬU CẦU (LOGISTICS)

  1. Cái nhìn chung về ngành? Phát triển ntn? Có gì mới/ nổi bật?

a. Ngành dịch vụ hậu cần là gì

Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council): “Dịch vụ hậu cần (Logistics) là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Có thể hiểu đơn giản, Logistics là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đáng kể khoản chi phí vận chuyển, tránh việc “đội giá” sản phẩm và tăng mức lợi nhuận thu được nếu thực thi hoạt động Logistics hiệu quả.

b. Mức tăng trưởng của thị trường ngành dịch vụ hậu cần (Logistic) tại Việt Nam

Theo công bố mới đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang xếp ở vị trí 39 với điểm số LPI (Logistics Performance Index – chỉ số năng lực quốc gia về logistics) được cải thiện đáng kể trong bảng xếp hạng hoạt động Logistics 2018.

Việt Nam xếp thứ 3 trong khối ASEAN (Singapore vị trí 7 và Thái Lan vị trí 32) và được đánh giá là có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn hẳn các thị trường có mức thu nhập tương đương.

Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics: trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc ký kết thành công các hiệp định tự do thương mại, vị trí địa lý thích hợp để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, cơ sở hạ tầng: kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không được cải thiện.

Sự phát triển của ngành vận tải và logistics nhanh chóng được kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Dự báo, đến hết năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt mức 300 tỷ USD, hàng container qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 67,7 triệu TEU, do vậy, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai không xa, dịch vụ cung cấp logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước.

2. Những thay đổi của ngành dịch vụ hậu cần (Logistic) trong thời đại 4.0

Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới được kết nối mỗi ngày. Đối với lĩnh vực logistics, cuộc cách mạng này sẽ ngày càng mở rộng việc kết nối những thiết bị phi truyền thống như pallet, xe cần cẩu, thậm chí xe rơ-mooc chở hàng với mạng Internet.

Xu Hướng Logistics Thời Đại Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như sau:

Số hóa chuỗi cung ứng (Digitalization)

Số hóa là quá trình ứng dụng các giải pháp công nghệ mới cùng với các nguồn lực khác để thiết kế lại các quy trình chuỗi cung ứng.  Số hóa có thể giúp cải thiện tốc độ, tính chủ động và khả năng phục hồi của các hoạt động chuỗi cung ứng, dẫn đến khả năng đáp ứng của khách hàng lớn hơn và cuối cùng là doanh thu cao hơn. Trong lĩnh vực số hóa, Internet of Things (IoT) giữ một vị trí nổi bật như một giải pháp công nghệ mang tính ứng dụng cao trong lĩnh vực Logistics. IoT là một hệ thống các thiết bị điện toán kết nối với nhau cho phép truyền dữ liệu qua mạng mà không cần nhập các thông tin đầu vào một cách thủ công. IoT giúp các công ty giám sát hàng tồn kho, quản lý kho hàng, tối ưu hóa các tuyến tàu.

Phương tiện vận tải tự điều khiển (Self-driving Vehicles)

Với những tiến bộ công nghệ trong AI cũng như nguồn đầu tư ngày càng tăng trong việc phát triển các cảm biến và công nghệ thị giác, các phương tiện tự lái sẽ sớm biến đổi cách thức xe được lắp ráp, vận hành, sử dụng và bảo dưỡng. Từ xe tải cho đến các robot vận tải chặng cuối, phương thức xe tự lái sẽ góp phần thay đổi cách thức Logistics hoạt động bằng cách mở ra các cấp độ an toàn, hiệu quả và chất lượng cao hơn.

Trong Logistics, Phương tiện vận tải tự điều khiển đã dần được áp dụng trong các môi trường nhà kho và bãi trong vài năm qua. Bước tiến hóa tiếp theo sẽ là triển khai các phương tiện tự lái trong các không gian chung và công cộng như trên đường cao tốc và đường thành phố để tối ưu hóa hơn nữa các hoạt động Logistics và tăng tính an toàn. Tuy nhiên, để triển khai rộng rãi các xe tự điều khiển, robot giao hàng và các phương tiện tự điều khiển khác, điều cần thiết là phải khắc phục những thách thức của quy định của chính phủ, sự chấp nhận của xã hội và mối quan tâm về an toàn.

 Phân tích dữ liệu và Logistics Big Data

Việc ứng dụng Big Data và Phân tích dữ liệu trong ngành vận tải cũng đang giúp một số doanh nghiệp đưa ra quyết định thu mua sáng suốt hơn. Hơn nữa, theo The Council of Supply Chain Management Professionals, hơn 90% chủ hàng và các công ty Logistics cho rằng việc ra quyết định dựa trên dữ liệu là cực kỳ quan trọng. Chính vì lý do đó, việc phân tích dữ liệu dựa trên Big Data sẽ cải thiện chất lượng và hiệu suất kinh doanh qua những dự báo nhu cầu, quản lý hàng tồn kho, tối ưu hóa tuyến đường và quản lý lao động hiệu quả …

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Các giải pháp AI tiên tiến đang được ứng dụng ở nhiều chức năng trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các hoạt động kho hàng. Trí tuệ nhân tạo (AI) đã góp phần chuyển đổi cách thức các nhà cung cấp dịch vụ Logistics hoạt động, là hệ quả của xu hướng tự động hóa và các cải tiến không ngừng trong kỹ thuật điện toán. AI sẽ tăng cường chuyên môn của con người thông qua các hệ thống giúp tạo ra những hiểu biết mới từ Big Data và loại bỏ các nhiệm vụ khó. Trong Logistics, AI sẽ cho phép tự động hóa các hoạt động hỗ trợ, dự báo, quản lí tài sản trong Logistics và tạo ra các mô hình trải nghiệm khách hàng mới.

Khái niệm về robot AI và tự động hóa cũng được triển khai rộng rãi trong chuỗi cung ứng. Các thế hệ robot hiện nay dễ lập trình, linh hoạt và giá cả cũng sẽ được tối ưu hơn. Vai trò của Robot là hỗ trợ người lao động với các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và những công việc thử thách về thể chất.

An toàn Logistics

Với sự kết nối Internet ngày càng mạnh mẽ đồng nghĩa với việc những lo ngại về an ninh mạng cũng sẽ ngày càng gia tăng tại các công ty Logistics. Hơn nữa, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng là mối quan tâm chính khiến sự an toàn trong các giải pháp vận tải trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu.

Các cuộc tấn công liên tục vào các trang web của các công ty thương mại điện tử lớn như Amazon, Walmart và các công ty khác đã cho thấy các mối đe dọa an ninh mạng là rất dể xảy ra với các doanh nghiệp. Chính những lý do đó đã khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ Logistics tập trung hơn vào việc cung cấp các giải pháp vận chuyển, vận tải an toàn. Ngoài ra, các công ty Logistics còn phải lưu ý đến việc hàng hóa bị thất thoát và hư hỏng bên cạnh việc mất cắp dữ liệu. 

Áp dụng nền tảng công nghệ đám mây trong Logistics (Cloud Logistics)

Các môi trường làm việc phức tạp, dễ biến đổi chính là môi trường lí tưởng cho việc ứng dụng nền tảng công nghệ đám mây. Không những cho phép một loạt các mô hình kinh doanh mới dựa trên nguyên tắc xem Logistics là một loại hình dịch vụ (Logistics as a Service – LaaS). Nền tảng này ngoài ra còn giúp các nhà cung cấp dịch vụ Logistics có thể kích hoạt hoặc hủy kích hoạt các dịch vụ tùy chỉnh theo nhu cầu (sử dụng phương thức trả tiền cho mỗi lần sử dụng). Điều này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ mở rộng mô hình của mình mà không yêu cầu chi phí truyền thống trong phát triển, thiết lập và bảo trì cơ sở hạ tầng CNTT riêng.

3. Vai trò của New Ocean

Tương lai thuộc về những thương hiệu FMCG dũng cảm
Các thương hiệu FMCG cần có những bước đi táo bạo để có thể phát triển. Có rất nhiều lựa chọn và cơ hội ngoài kia, nhưng để tìm được lựa chọn phù hợp cho mình, họ cần tự thay đổi bản thân trước khi bị ép phải thay đổi theo thị trường hoặc đối thủ. Cuộc chiến giữa các thương hiệu FMCG rất khốc liệt và chắn chắc không có chỗ đứng cho những kẻ nhút nhát. Và chỉ khi thương hiệu đủ can đảm để thay đổi thì mới có thể tạo nên tương lai của mình. New Ocean sẽ là một người đồng hành hoàn hảo cho việc tiệp cận với các dây chuyền sản xuất tự động hóa. Là đối tác lâu năm với nhiều ông lớn trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, New Ocean luôn nắm được các khó khăn của khách hàng khi phải đối mặt các thách thức lớn từ khâu sản xuất, quản lý chất lượng đến khâu kiểm soát hàng hoá và phân phối. Chúng tôi luôn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tự động hóa phù hợp nhất cho các nhà máy với ứng dụng hiệu quả và chi phí tối ưu nhất:

Về tự động hóa sản xuất, ở thời điểm hiện tại, ngành tiêu dùng nhanh trong nước đang có những công nghệ sản xuất chưa thật sự đạt mức độ tự động hóa cao. Thiết bị chủ yếu là các máy móc, dây chuyền, hệ thống cũ được tái sử dụng với mức độ tự động hóa nằm ở mức 2 trong 4 bậc của tự động hóa.

a. Các giải pháp Automation: Với các hệ thống tích hợp Automation giúp cải thiện an toàn sản phẩm bằng cách giảm thiểu rủi ro ô nhiễm do tiếp xúc với con người; tăng năng suất; giám sát chất lương sản phẩm chặt chẽ; số hóa quy trình; giảm thiểu việc ghi chép thủ công; tự động report & thu thập dữ liệu xây dựng hồ sơ lô; mẻ:

SCADA and Control Systems - Hệ thống điều khiển và giám sát
Giải pháp Robot gắp – thả tự động (Robotic Pick and Place)
Giải pháp thống kê hiệu suất máy tự động (MES)
Giải pháp Historian - lưu trữ và truy vấn lượng dữ liệu khổng lồ cho nhà máy, trích xuất báo cáo theo thời gian thực
Giải pháp Quản lý cân chia Nguyên vât liệu Pre-weight
Giải pháp điều khiển & giám sát theo Lô Mẻ (Batching Systems)
Giải pháp thu thập thông tin thiết bị phân tích; thí nghiệm
E-Troubleshooting: Quản lý các sự cố của nhà máy, truy dấu và theo dõi tình trạng các sự cố
Giải pháp thiết bị an toàn cho nhà máy
Giải pháp làm việc an toàn cùng Robot

b. Hệ thống Vision kiểm tra ngoại quan của sản phẩm- Vision Inspection Systems khi sản xuất trên dây chuyền với tốc độ cao:

  • Hệ thống đo kích thước, trọng lượng, đọc mã vạch của sản phẩm - DWS Static - Hệ thống DWS tự động đo trọng lượng và khối lượng của các gói và nhận dạng chúng bằng cách đọc mã 1D hoặc 2D.
  • Tự động phân loại hàng hóa - Automated Sorting: Quản lý và phân loại hàng hóa với hệ thống đầu đọc mã vạch dựa trên hình ảnh (image-based barcode readers)
  • Phân loại sắp xếp hàng vào - Inbound Sorting: đảm bảo hàng hóa được phân loại và lưu trữ đúng.
  • Phân loại sắp xếp hàng đi - Outbound Sorting:  đảm bảo hàng hóa đươc phân loại và vận chuyển đúng thời gian.
  • Xác định kích cỡ kiện hàng bằng hình ảnh trực quan - Dimensioning
  • Quét kiểm tra Pallet - Pallet Scanning
  • Lựa chọn và sắp xếp kiện hàng - Pick and Pack Sorting
  • In và dán nhãn tự động trên các kiện hàng- Print and Apply
  • Cải thiện năng suất kho nhờ giải pháp đọc mã vạch - Warehousing
  • Giải Pháp Phân Phối Bán Lẻ - Retail Distribution Solutions: nhanh chóng quét và theo dõi hàng hóa thông qua các trung tâm phân phối của họ

c. Các giải pháp về phần mềm:

  • Số hóa hệ thống ( Digitization) - Các dữ liệu sẽ được xử lý một cách thông minh, kết nối với các phân tích và hợp nhất với thông tin của người sử dụng cuối cùng, cho phép sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt hơn, có hiệu quả và hiệu dụng tốt hơn.
  • E-Troubleshooting: Quản lý các sự cố của nhà máy, truy dấu và theo dõi tình trạng các sự cố
  • Giải pháp phân tích dữ liệu khổng lồ (Big Data): phân tích những dữ liệu lớn và phức tạp và cung cấp cái nhìn tổng thể trên tất cả các dữ liệu, dự báo nhu cầu chính xác hơn, hiểu rõ hơn về chu kỳ mua của khách hàng, và ước tính công suất kho trong tương lai dựa trên các dữ liệu cũ.
  • Quy trình Phân tích dữ liệu (Data Analysis Process): đưa thông tin chi tiết hoặc rút ra kết luận về xu hướng và dự đoán về hoạt động trong tương lai. Từ đó giúp các nhà điều hành dự đoán được xu hướng sử dụng dịch vụ của khách hàng, nắm được hiệu quả thật sự của quy trình hoạt động và đưa ra các giải pháp cải thiện. 
  • Nhận diện, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát hàng hóa (Serialization, Track & Trade)
    Theo dõi và truy xuất nguồn gốc hàng hóa giữa Khâu sản xuất và kho - Finished Good Track & Traceability between Production Line and Warehouse
  • Giải pháp Anti Faking: chống hàng giả
  • Giải pháp quản lý kho - quản lý hàng tồn kho, cung cầu, quản lý chiết khấu và giảm giá. Nâng cao hiệu quả phân phối sản phẩm.
  • Nhà kho thông minh

4. Các ưu điểm và hạn chế chung của các giải pháp New Ocean cung cấp:

a. Ưu điểm: 

Tiết kiệm nhân công: Khi áp dụng máy móc tự động hóa vào sản xuất, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhân công đang thao tác tại vị trí đó, dẫn đến tối ưu chi phí và tính giảm quản lý.

Tiết kiệm thời gian: Hoạt động liên tục, thời gian dừng máy sẽ rất hạn chế, chính vì điều đó, khi thay thế bằng hệ thống tự động hóa sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất cộng việc, tăng năng suất và ổn định chất lượng.

Giúp cải thiện an toàn sản phẩm bằng cách giảm thiểu rủi ro ô nhiễm do tiếp xúc với con người; tăng năng suất; giám sát chất lương sản phẩm chặt chẽ; số hóa quy trình; giảm thiểu việc ghi chép thủ công; tự động report & thu thập dữ liệu xây dựng hồ sơ lô; mẻ

Nâng cao chất lượng: áp dụng các thiết bị và giải pháp tự động hóa luôn đảm bảo vận hành ổn định, đem lại chất lượng cao cho sản phẩm.

Chuyên nghiệp và hiện đại trong sản xuất. Được các đối tác đánh giá cao và tin tưởng hợp tác.

Hỗ trợ tăng năng suất sản xuất và an toàn cho các quá trình sản xuất.

Việc tích hợp hoàn toàn và kết nối mạng hệ thống sản xuất cho phép tối ưu hóa mọi khía cạnh trong dây chuyền sản xuất. (Chất lượng, Đánh giá thiết bị, quản lý chuỗi cung ứng, và tính thực thi của quá trình sản xuất).

b. Hạn chế:

Tùy vào quy mô và hệ thống sản xuất của nhà máy sẽ gặp hạn chế về chi phí để sử dụng các hệ thống tự động. Do chi phí dành cho các hệ thống tích hợp dành cho giải pháp còn cao.

Việc tiến hành lắp đặt cũng như áp dụng các giải pháp cho nhà máy vừa phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định.

5. Một số dự án nổi bật mà New Ocean đã triển khai và thực hiện cho các nhà máy sản xuất ngành Logistics:

  • DHL HATECO Hà Nội, DHL Thăng Long: Hệ thống điều khiển băng tải
  • HTL Logistic Solutions: Hub to Hub Transport
  • Cobb & Coach: Fleet Management System, Last Mile Delivery & Hệ thống quản lý kho.
  • Giao hàng tiết kiệm -  Hà Nội: Hệ thống đầu đọc mã vạch 1D

6. Các khách hàng ngành Logistics lớn của New Ocean:

DHL

Giao hàng tiết kiệm

HTL Logistic Solutions

Cobb & Coach